Thời hạn cấp giấy phép môi trường lâu nhất là 10 năm

Cập nhật: 17-06-2022||Lượt xem: 1317


Hiện nay vẫn còn rất nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng dự án và chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ cần thiết cho dự án của mình. Họ biết trong dự án có yếu tố liên quan đến vấn đề môi trường nên cần làm giấy phép môi trường. Nhưng lại chưa thực sự nắm rõ về nội dung cũng như thời hạn cấp giấy phép môi trường. Vậy những thông tin sau đây mà Đại Nam chia sẻ sẽ giúp cho các bạn biết nhiều thông tin hơn về giấy phép môi trường chuẩn theo Luật BVMT mới 2020.

Giấy phép môi trường là gì

Theo Khoản 8, Điều 3 Luật BVMT số 72/2020/QH14, giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Các loại dự án phải lập giấy phép môi trường

Theo điều 39 - Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định đối tượng cần phải có giấy phép môi trường bao gồm:

  • Các dự án đầu tư trong nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi xả ra ngoài môi trường cần phải tiến hành xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại, phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.
  • Các dự án đầu tư, các khu sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động có tiêu chí về môi trường, chẳng hạn như các đối tượng được quy định tại Khoản 1 để được cấp giấy phép môi trường.
  • Các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn lập giấy phép môi trường.

Thời hạn cấp giấy phép môi trường

Căn cứ theo khoản 4 Điều 40 Luật BVMT 2020 quy định về thời hạn cấp giấy phép môi trường như sau:

  • Giấy phép môi trường dành cho các dự án thuộc diện phải cấp phép thuộc nhóm II và III (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao) có thời hạn cấp giấy phép môi trường lâu nhất là 10 năm. 
  • Những dự án đầu tư thuộc nhóm I sẽ có thời hạn giấy phép môi trường là 7 năm.
  • Tuỳ theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở... mà thời hạn cấp giấy phép môi trường có thể thay đổi ngắn hơn.  

Nội dung của giấy phép môi trường

1. Thông tin và dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp

2. Nội dung cấp giấy phép môi trường
  • Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải; 
  • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải; 
  • Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung; 
  • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. 
  • Ngoài ra còn có thông tin về loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
3. Yêu cầu bảo vệ môi trường: Gồm 5 yêu cầu cơ bản
  • Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi; 
  • Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; 
  • Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; 
  • Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường; 
  • Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật…

4. Thời hạn của giấy phép môi trường.

5. Và một số nội dung khác (nếu có).



Sau khi đọc những thông tin trên thì có lẽ quý doanh nghiệp đã nắm được phần nào về nội dung của giấy phép môi trường và thời hạn cấp giấy phép môi trường theo đúng pháp luật. Để được lực lượng nhân viên nhiều năm kinh nghiệm của Đại Nam tư vấn và giải đáp thắc mắc về tất cả các loại hồ sơ môi trường, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0909 378 796

THÔNG TIN LIÊN HỆ