Hướng dẫn thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Ngày đăng: 18-08-2022||Lượt xem: 994


Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM được xem là một trong những báo cáo có vai trò quan trọng, giúp  cơ quan chức năng đánh giá được sự ảnh hưởng của nước thải mà doanh nghiệp xả ra môi trường, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý.

 

Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển kinh tế xã hội tăng vượt bậc thì bảo vệ môi trường chính là chủ trương của nước ta. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất trước khi xây dựng hoặc thực hiện các dự án đều phải lập kế hoạch và lên báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

Về pháp luật, các doanh nghiệp và công ty cần phải thực thi theo một số thủ tục để đảm bảo thi hành đúng với luật môi trường, nhằm đảm bảo sự trong lành cho môi trường sống của chúng ta. Điều này còn giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng và môi trường sống. 

 

Vậy thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM sẽ cần đến những gì và quy định ra sao hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường - Luật bảo vệ môi trường

Hướng dẫn thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (gọi là cơ quan thẩm định).

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan thẩm định xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

 Bước 3. Thẩm định hồ sơ

  • Thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan.
  • Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia liên quan; tổ chức họp chuyên gia theo chuyên đề.
  • Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm:

 + 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết quả thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại khoản 13 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP kèm theo 01 đĩa CD trong đó chứa 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (bao gồm cả phụ lục).

 Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả

Cơ quan thường trực thẩm định trình UBND cấp tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến. UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do.

UBND cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến chủ dự án; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện, UBND cấp xã xã nơi thực hiện dự án; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt:

  • Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
  • Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt:

  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
  • Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.

(Căn cứ điều 09 và điều 11 tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP)

Trên đây là tất cả các thông tin về việc hướng dẫn thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu lập hồ sơ môi trường nói chung và ĐTM nói riêng, hãy liên hệ với Giải pháp Môi trường Đại Nam thông qua hotline: 0909 378 796

THÔNG TIN LIÊN HỆ