CHUYÊN MỤC KHÁCH HỎI - ĐẠI NAM TRẢ LỜI
HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG: KỲ I – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(ĐTM)
Trải qua quá trình thực hiện chuyên mục “Khách hỏi & Đại Nam trả lời”, bước đầu chúng tôi nhận được rất nhiều sự hưởng ứng, quan tâm sâu sắc của Qúy khách hàng và đối tác.
Chính vì vậy, để tiếp nối sự ủng hộ này cũng như để cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn về giải pháp môi trường, xử lý nước thải và nhiều vấn đề liên quan hơn nữa. Ở lần này, Giải Pháp Môi Trường Đại Nam sẽ tập trung đi sâu vào giải đáp những thắc mắc về “Hồ sơ môi trường”. Đặc biệt, trong kỳ I này mọi thắc mắc cũng như câu trả lời sẽ xoay quanh những vấn đề về việc “Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)”.
Trước hết, để có thể đi sâu vào phân tích, giải đáp vấn đề thì Đại Nam muốn giới thiệu cho quý khách hàng biết sơ lược về đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là gì?
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động của một dự án đầu tư cụ thể đến môi trường, từ đó đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai dự án đó.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2014, việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (Khoản 2 Điều 19).
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp nắm rõ hơn về tình trạng chất lượng môi trường của doanh nghiệp.
Từ đó có thể đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, nhằm đáp ứng các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Đồng thời, kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá được công tác bảo vệ môi trường của Công ty.[TD1]
Trong quá trình thực hiện báo cáo Đại Nam đã nhận được rất nhiều các câu hỏi thắc mắc của Quý khách hàng việc lập báo cáo ĐTM.
Để giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất, sau đây chúng tôi xin được tổng hợp các câu hỏi mà Quý khách hàng đưa ra về vấn đề này để giải đáp một cách kịp thời:
Câu 1. Trường hợp nào buộc phải làm lại ĐTM?
Khi nào cần lập lại ĐTM:
Theo Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Mục 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
“Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường” :
1. Dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:
a. Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án, làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b. Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c. Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối tượng cần lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường:
Theo khoản 12, điều 1, nghị định 0/2019/NĐ-CP quy định các đối tượng phải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
● Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án kinh doanh sản xuất đã được xác nhận.
● Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời gian thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Câu 2. Làm sao để phân biệt dự án ĐTM nào thuộc Sở Tài nguyên môi trường hoặc Bộ Tài nguyên môi trường phê duyệt?
Theo điểm 5, điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ – CP quy định thẩm quyền phê duyệt ĐTM như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ không có cơ quan chuyên môn về môi trường để thẩm định báo cáo, và đánh giá tác động môi trường thì bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án trình tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến trước khi xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ do bộ, cơ quan ngang bộ gửi tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu tại Phụ lục kèm theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi bộ, cơ quan ngang bộ để làm cơ sở xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Câu 3. Theo quy định, một số dự án sẽ lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình lập hồ sơ ĐTM, vậy những dự án nào thuộc đối tượng phải lấy ý kiến chuyên gia?
Những dự án thuộc phụ lục IIa đính kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP yêu cầu phải lấy ý kiến chuyên gia, bao gồm 3 nhóm dự án:
Nhóm I
1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
4. Sản xuất hoá chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
6. Thuộc da;
7. Lọc hóa dầu;
8. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
Nhóm II
9. Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
10. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
11. Sản xuất pin, ắc quy;
12. Sản xuất clinker;
Nhóm III
13. Chế biến mủ cao su;
14. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
15. Chế biến mía đường;
16. Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
17. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
Câu 4. Anh cần tham vấn ý kiến cộng đồng tại thời điểm nào của việc lập hồ sơ ĐTM?
Ngay tại thời điểm dự án đã đầy đủ thủ tục pháp lý, trước khi trình nộp hồ sơ về Sở Tài nguyên môi trường hoặc cơ quan chức năng phê duyệt ĐTM, chủ dự án cần lập hồ sơ tham vấn cộng đồng gửi về UBND xã, phường nơi thực hiện dự án, để xin ý kiến tham vấn cộng đồng của địa phương.
Sau khi đã hoàn tất việc xin ý kiến cộng đồng và có biên bản tham vấn, sẽ tổng hợp vào chương 6 của báo cáo và trình nộp về cơ quan chức năng phê duyệt ĐTM để hoàn tất thủ tục tiếp theo.
Câu 5. Tất cả các dự án khi thẩm định đều phải thông qua hình thức họp trực tiếp theo hội đồng thẩm định hay còn có hình thức thẩm định khác không?
Có 2 hình thức thẩm định đối với việc thẩm định ĐTM của dự án:
● Bằng hình thức lấy ý kiến chuyên gia
● Thông qua hội đồng thẩm định
a. Các dự án thẩm định thông qua việc lấy ý kiến gồm:
- Các dự án đầu tư trong khu công nghiệp mà các khu công nghiệp đó đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đã hoàn thành các thủ tục về môi trường tương đương, đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng xử lý nước thải và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhóm ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, trừ các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 15 Nghị định này;
- Các dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b. Thẩm định thông qua hội đồng thẩm định:
Các dự án không thuộc đối tượng tại mục a, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thành lập với tổng số ít nhất 07 thành viên tham gia.
Câu 6. ĐTM có cấu trúc thế nào anh không rành?
Cấu trúc và nội dung cụ thể của báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, những nội dung chính của ĐTM được thể hiện như sau:
a) Sự phù hợp của dự án đối với chiến lược, quy hoạch (nếu có), quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
b) Sự phù hợp của các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng;
c) Sự phù hợp của các đánh giá về việc lựa chọn công nghệ sản xuất, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
d) Kết quả phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án và sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án;
đ) Việc đánh giá và dự báo về nguồn thải, sự phát sinh, quy mô, tính chất nguy hại của nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải đặc thù khác;
Các tác động của chất thải và các tác động khác của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; đánh giá, dự báo các rủi ro sự cố môi trường do chất thải gây ra;
e) Các yêu cầu, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường áp dụng đối với dự án;
g) Sự phù hợp của các giải pháp bảo vệ môi trường, bao gồm:
● Phương án thu gom, quản lý chất thải;
● Biện pháp, công nghệ xử lý nước thải;
● Biện pháp, công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải;
● Phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại;
● Phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
● Phương án quản lý, biện pháp, công nghệ xử lý chất thải khác;
● Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có);
● Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đến môi trường;
● Các phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải của dự án gây ra;
h) Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án.
Câu 7. Trong bộ hồ sơ ĐTM, ai là người ký hồ sơ trình phê duyệt? Có bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật của công ty hay không?
Yêu cầu người ký tất cả hồ sơ liên quan đến ĐTM, tham gia họp hội đồng thẩm định dự án phải là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật không ký, không tham gia họp thì ủy quyền cho cấp phó (Phó Giám đốc, Phó tổng giám đốc) ký thay và bắt buộc phải có giấy Ủy quyền, nội dung của giấy ủy quyền phải ghi rõ trách nhiệm của người được ủy quyền là thay mặt người Ủy quyền ký các hồ sơ liên quan đến việc xin phép ĐTM của dự án.
Câu 8. Trường hợp Công ty A đã được phê duyệt ĐTM, sau đó công ty A chuyển nhượng lại cho công ty B, chỉ thay đổi về mặt pháp nhân, còn công suất sản xuất liên quan không thay đổi theo ĐTM đã được duyệt, thì công ty B có cần phải lập lại ĐTM hay không?
Theo quy định tại NĐ 40/2019/NĐCP: Trường hợp có thay đổi chủ dự án và không làm thay đổi quy mô, công suất dự án đã được phê duyệt trước đó, chủ dự án mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết.
Trên đây là tất cả những câu hỏi chúng tôi tổng hợp được về vấn đề “Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Hi vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích cho Qúy khách hàng trong quá trình thực hiện hồ sơ môi trường.
Những câu hỏi kế tiếp liên quan đến chuyên đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong kỳ tiếp theo. Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và gắn bó của quý khách hàng dành cho Đại Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất háo hức được giải đáp những thắc mắc và sự đón xem của khách hàng cho những phần sau của chuyên đề.
Để xem lại chuyên đề trước mời khách hàng click về đường link về CHỦ ĐỀ: XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Đánh giá tác động môi trường
Mọi thắc mắc, khó khăn trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay giải pháp môi trường, xử lý nước thải, Quý khách hàng có thể liên hệ cho chúng tôi - công ty TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM qua số hotline 0909 378 796 hoặc email info@dainam-enviro.com để được giải đáp nhé.
Quý khách hàng nếu có những quan tâm, thắc mắc để vấn để xử lý nước thải hoặc các dịch vụ môi trường khác của Đại Nam cũng có thể đặt những câu hỏi cho chúng tôi theo bảng thông tin dưới đây.
Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết kỳ sau.